Kiwi là loại quả chứa nhiều vitamin có vị chua dịu, ngoài cách ăn luôn bạn có thể dùng kiwi làm các món sốt chua ngọt rất ngon. Cách làm cá chiên sốt kiwi không khó, chị em tham khảo nhé!
Nguyên liệu:
- 600 gr phi lê cá quả (bạn có thể dùng các loại phi lê cá khác)
- 2 quả kiwi
- 1/4 quả dứa nhỏ
- Một ít hành tây
- 1 quả ớt sừng
- 1 củ tỏi
- 1 gói bột chiên hải sản
- Một thìa cà phê nhỏ bột ngô hoặc bột sắn.
Thực hiện:
Bước 1: Thái nhỏ các nguyên liệu làm sốt: kiwi, dứa, hành tây, ớt sừng. Có thể để lại ít lát kiwi để bày đĩa.
Bước 2: Cá làm sạch, lọc phi lê (hoặc bạn cũng có thể nhờ người bán hàng lọc cá hộ), thái vát miếng phi lê cá với độ dày từ 1,5 - 2cm. Pha bột chiên giòn hải sản theo tỷ lệ ghi trên gói (pha với nước lạnh để bột tan nhanh hơn).
Bước 3: Nhúng từng miếng phi lê cá vào bột để chảy bớt bột rồi chiên giòn trong chảo dầu ngang mặt cá. Chiên xong để cá lên giấy thấm dầu.
Bước 4: Làm sốt: phi tỏi trong chảo với ít dầu, trút dứa và hành tây vào trước, đảo cho dứa chín rồi cho ớt bằm và kiwi, đảo nhanh tay.
Bước 5: Pha bột ngô hoặc ngoáy bột sắn với 3 thìa cà phê nước, ngoáy tan rồi trút vào chảo sốt ngay sau khi cho kiwi vào. Đảo vài lần cho đến khi sốt sệt, có độ sánh, nêm thêm hạt nêm, chút xíu đường cho vừa vị là được. Không đảo kiwi quá lâu sẽ mất đi vitamin.
Bước 6: Cho sốt dưới đáy đĩa, rồi đặt cá chiên lên trên, trang trí đĩa ăn cho đẹp mắt và ăn nóng.
Khi ăn bạn gắp miếng cá, rồi quết lên lớp sốt để ăn bạn sẽ cảm nhận được độ giòn của miếng cá, vị chua cay, mặn ngọt của nước sốt nhé!
Chúc bạn và gia đình ngon miệng với cá chiên sốt kiwi!
(Theo Eva)Bất kỳ hoạt động xã hội nào, dù thân thiện đến đâu, đều kích hoạt tính cạnh tranh trong chúng ta. Nhà thần kinh học Risa Sugiura nói: “Chúng ta luôn so sánh mình với người khác. Việc này kích thích tiết dopamine. Với liều lượng vừa phải, dopamine vô hại, thậm chí có lợi. Nhưng nếu tất cả chúng ta đều cảm thấy hài lòng ở mức độ vừa phải thì sẽ không có cái gọi là nghiện”.
Với warukuchi, nó giống như một cách để thỏa mãn, kích thích sự thèm muốn để có được sự hài lòng hơn. Quá trình cứ thế diễn ra, cho tới một ngày, đột nhiên bạn cảm thấy mình đang nói xấu mọi người và mọi thứ.
Nhưng tại sao nó lại không lành mạnh? Bởi vì, bộ não được cấu tạo theo cách mà những lời chế nhạo và lăng mạ mà bạn ném vào người khác cũng khiến bạn bị thương tổn không kém gì người bị lăng mạ. Nó giống như loại vũ khí có tên boomerang của thổ dân Úc, ném đi và quay trở lại đúng nơi xuất phát ban đầu.
Hãy hình dung thế này, bạn đang đi bộ trên phố và nghe thấy ai đó hét lên: "Đồ ngu ngốc!". Khi đó, não được kích hoạt bởi hạch hạnh nhân, vùng nguyên thủy nhất của não.
Hạch hạnh nhân không phân biệt giữa những gì bạn nghe và những gì bạn nói. Cho dù ai đó nói xấu bạn, hay bạn nói xấu ai đó, thì hạch hạnh nhân đều mang lại nguy hiểm như nhau. Khi nói xấu người khác, bạn đang tự làm căng thẳng bản thân. Bạn càng làm điều đó, bạn càng trở nên căng thẳng hơn. Căng thẳng dẫn đến ăn quá nhiều và giấc ngủ kém chất lượng, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Và bạn càng kích hoạt hạch hạnh nhân, thì vỏ não trước trán của bạn càng phải hoạt động nhiều hơn, vì vậy hãy cố gắng để làm dịu nó. Bác sĩ tâm thần Kabasawa cho biết, việc vỏ não trước trán làm việc quá sức theo cách này có thể khiến nó kiệt sức sớm, gây mất trí nhớ và các triệu chứng khác liên quan đến chứng sa sút trí tuệ.
Đây là những lý do quan trọng khiến bạn phải kiềm chế “miệng lưỡi” của mình - hoặc ngón tay, nếu mạng xã hội là phương tiện của bạn. Đó là một thế giới không hoàn hảo và đây là thời điểm nhạy cảm khi dịch Covid-19 đang hoành hành, bác sĩ Kabasawa thừa nhận. Có rất nhiều thứ để bới móc và phàn nàn nhưng lời khuyên là “Hãy giữ nó trong giới hạn”.
Không phải tôi không yêu chồng, tôi rất yêu anh ấy là đằng khác. Đó là thứ tình cảm dành cho người yêu đầu tiên, và cũng là cha của các con mình, rất chung thuỷ nhưng đôi khi quá cầu toàn, kiểm soát.
" alt=""/>Nói xấu người khác có thể giảm tuổi thọ tới 5 nămGiá bán lẻ điện đang áp dụng thống nhất toàn quốc, có bù chéo giá giữa các vùng, miền, hộ sử dụng (sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh). Tại luật được thông qua, giá điện sẽ được cải cách để giảm dần và tiến tới xóa bù chéo, song không đưa ra quy định chi tiết việc này thực hiện thế nào.
Báo cáo giải trình, tiếp thu trước đó, ông Lê Quang Huy - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường cho rằng biểu giá bán lẻ điện cần được cơ cấu lại, phản ánh chi phí theo đặc điểm tiêu thụ để xóa bù chéo trong giá điện.
Tuy vậy, việc giảm bù chéo giá điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như mức độ tái cơ cấu ngành điện, các chính sách về tài chính... nên cần nghiên cứu phương án, lộ trình cụ thể. "Quy định để xóa bỏ ngay bù chéo giá điện là chưa khả thi. Vì vậy, luật chỉ nêu lộ trình xóa bỏ bù chéo giá điện và giao Bộ Công Thương trình Thủ tướng phê duyệt", ông Huy nêu.
Hiện Việt Nam áp dụng giá điện một thành phần, tức tiền trả theo sản lượng dùng. Cách tính này được đánh giá chưa phản ánh chính xác chi phí ngành điện bỏ ra (khấu hao tài sản, đường dây, trạm biến áp...) cho mỗi khách hàng.
Để xóa bù chéo giá điện, Luật Điện lực (sửa đổi) quy định Bộ Công Thương xây dựng, trình Thủ tướng lộ trình giảm bù chéo, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Theo đó, biểu giá bán lẻ sẽ có nhiều thành phần, tối thiểu giá hai thành phần (gồm giá theo sản lượng điện tiêu thụ và công suất đăng ký) áp dụng cho các nhóm khách hàng khi điều kiện cho phép. Cơ chế giá điện cũng cần phù hợp với các nhóm sử dụng.
Ngoài ra, luật quy định giá điện trúng thầu là mức tối đa để bên mua đàm phán với nhà đầu tư trúng thầu. Chính phủ sẽ quy định chi tiết việc đàm phán, hợp đồng mua bán điện với nhà đầu tư trúng thầu.